THỦY SẢN VIỆT NAM HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 10 TỶ USD
TRONG NĂM 2023
Tầm nhìn đến năm 2023 cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được Chính phủ đặt mục tiêu đạt mức kim ngạch 10 tỷ USD. Tuy tình hình hiện tại vẫn chưa khởi sắc, theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhiều khó khăn, thách thức đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.
KHAI THÁC THÊM THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CHO NGÀNH THỦY SẢN
– Ngành thủy sản cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế bằng cách nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
– Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 91,19 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng từ 17,6% trong tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 1/2022 lên 19,9% trong tháng 1/2023.
– Năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu thủy sản sang Úc với mức tăng đến 42,64% sau 11 tháng so với cùng kỳ 2021, đạt kim ngạch hơn 331 triệu USD. Trong đó, đáng kể là mặt hàng tôm Việt Nam đã khẳng định vị thế tại thị trường Úc.
– Khu vực thị trường ASEAN bao gồm 10 quốc gia thành viên, gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là khu vực thị trường gần gũi, còn nhiều tiềm năng với hàng Việt Nam, trong đó có các sản phẩm về thủy sản.
Đọc thêm: ASEAN “rộng cửa” cho thủy sản Việt Nam
![](https://vmsco.vn/wp-content/uploads/2024/01/viet-nam-can-lam-gi-de-dat-duoc-muc-ky-vong-xuat-khau-thuy-san-10-ty-usd-259.jpg)
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải tăng cường quảng bá thương hiệu thủy sản của mình trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng quốc tế.
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong việc đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD. Đẩy mạnh các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, cần tăng cường các quy trình kiểm soát chất lượng, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu.
![máy in date tự động cho thủy hải sản](https://vmsco.vn/wp-content/uploads/2024/01/viet-nam-can-lam-gi-de-dat-duoc-muc-ky-vong-xuat-khau-thuy-san-10-ty-usd-259-1.jpg)
![kiểm tra sản phẩm trước khi xuất kho là rất cần thiết](https://vmsco.vn/wp-content/uploads/2024/01/viet-nam-can-lam-gi-de-dat-duoc-muc-ky-vong-xuat-khau-thuy-san-10-ty-usd-259-2.jpg)
![](https://vmsco.vn/wp-content/uploads/2024/01/viet-nam-can-lam-gi-de-dat-duoc-muc-ky-vong-xuat-khau-thuy-san-10-ty-usd-259-3.jpg)
– Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải đầu từ các loại thiết bị phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát sản phẩm như: máy in phun công nghiệp giúp cho đơn vị sản xuất sản phẩm của ngành thủy sản đáp ứng các tiêu chí sản xuất an toàn, quản lý, truy vết được từng sản phẩm, từng thùng, từng lô hàng đến tay người tiêu dùng, cũng như giúp người dùng biết được thông tin thời hạn sử dụng tốt nhất.
– Quan trọng hơn là các thiết bị kiểm tra tạp chất: Dò kim loại, dò X-Ray giúp phát hiện nhanh chóng chính xác các loại tạp chất (kim loại, phi kim, xương, đá, sỏi…) còn lẫn trong sản phẩm thủy sản. Bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như bảo vệ người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Đọc thêm: CÁC GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ CÁC SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN
THÊM CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
– Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, để vượt khó khăn, rào cản, quan trọng là doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo sức khỏe tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong tận dụng được lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là thuế xuất nhập khẩu.
– Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Công Thương tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản phát triển thương hiệu, xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường, nhất là xử lý các vụ kiện, tranh chấp thương mại.
– Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều hành chính sách để các ngân hàng cho vay, cấp vốn, tiết giảm chi phí, giảm lãi suất vay hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh trong đó có lĩnh vực thủy sản là ưu tiên.
– Song song đó, xây dựng các vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh triển khai chương trình quốc gia giám sát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
![](https://vmsco.vn/wp-content/uploads/2024/01/viet-nam-can-lam-gi-de-dat-duoc-muc-ky-vong-xuat-khau-thuy-san-10-ty-usd-259-4.jpg)