Ngành thủy sản của Việt Nam xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu với tổng giá trị lên đến 11 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới (Năm 2022). Có thể coi sản xuất chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp lớn và quan trọng của Việt Nam. Chính vì vậy, ngành sản xuất chế biến thủy sản đã được đầu tư mạnh mẽ trong công nghệ, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới.
TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
Thủy sản trong định hướng phát triển và tầm nhìn đến năm 2045 của Việt Nam sẽ là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu thủy sản cần phải lưu ý những gì?
Trong bài viết Thủy sản Việt Nam học gì từ cá hồi Na Uy? ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Công ty đầu tư thủy sản Nam Miền Trung cho rằng thành công của Na Uy từ việc nuôi và phân phối cá hồi: “Đó là họ có tiêu chuẩn, có tiêu chí sản phẩm, có chất lượng sản phẩm nên họ tự tin đưa sản phẩm của mình ra thế giới”
– Muốn nâng tầm thương hiệu thì phải ổn định chất lượng và số lượng, cần phát triển ngành Thủy sản Việt Nam công nghệ cao bền vững, có chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến chế biến.
Đọc thêm: TRIỂN LÃM QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÔM TẠI VIỆT NAM 2023
CÁC GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO SẢN PHẨM
– Để đạt chuẩn chế biến, đóng gói và lưu hành sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý liên quan để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời cần đầu tư vào máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Một số giải pháp quan trọng cần lưu ý khi đầu tư máy móc cho sản xuất chế biến thủy sản bao gồm:
1. Thiết bị đóng gói
– Một trong những yêu cầu đầu tiên để có thể lưu hành và xuất khẩu sản phẩm chính là phải có bao bì, quy cách đóng gói để bảo quản và vận chuyển sản phẩm an toàn. Các thiết bị đóng gói hoạt động trong ngành thủy sản phải có khả năng chịu nước tốt, không gỉ sét, các bộ phận tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải được làm bằng Inox chất lượng cao.
– Ngoài đóng gói bao bì thông thường, VMS còn cung cấp thêm lựa chọn đóng gói và bọc màng co, màng hút sát da. Đóng gói dạng hạt phục vụ cho sản xuất thực phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản.
2. Thiết bị kiểm tra trọng lượng
– Kiểm tra trọng lượng sản phẩm thủy sản và đảm bảo chính xác trong quá trình đóng gói và xuất hàng. Giám sát tốt được trọng lượng sản phẩm vừa đảm bảo uy tín doanh nghiệp cũng như tránh lãng phí khi cân thừa.
– Thiết bị cân công nghiệp tự động cho năng suất rất cao từ 15 đến 300 sản phẩm/ phút. Phát hiện và loại sản phẩm không phù hợp tự động. Đếm được số lượng sản phẩm cân đúng và sai để doanh nghiệp cân chỉnh phù hợp lại trong quá trình đóng gói.
Tham khảo các máy cân kiểm tra: Tại đây!
3. Thiết bị kiểm tra tạp chất, kim loại
– Kiểm tra kiểm soát chất lượng của thủy sản là bước gần như bắt buộc trước khi được lưu thông trên thị trường cũng như được xuất khẩu đi nước ngoài. Mỗi quốc gia đều có tiêu chuẩn đặc biệt về kiểm soát trọng lượng cũng như tính an toàn cho sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư thiết bị dò tạp chất và kim loại, đảm bảo không còn tồn dư vật thể lạ trong sản phẩm.
– Hiện tại có 2 giải pháp cho việc kiểm tra gồm:
Máy dò tạp chất bằng tia X
– Hệ thống dò xương ứng dụng công nghệ đến từ Nhật Bản, được rất nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế tin dùng. Hệ thống mang lại giá trị nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất.
– Máy có thể dò và phát hiện sản phẩm có đang bị lẫn các tạp chất: xương, kim loại, phi kim, các tạp chất không nằm trong yếu tố cấu thành của sản phẩm.
– Ngoài ra máy cũng có thể dò lỗi đóng gói, thiếu hụt sản phẩm, và trọng lượng của sản phẩm, góp phần kiểm tra toàn diện sản phẩm. Cho sản phẩm đạt chất lượng cao trước khi xuất xưởng.
Máy dò kim loại
– Máy dò kim loại được ứng dụng để kiểm tra các sản phẩm có thể kể đến như dò thủy sản, nông sản, thực phẩm, đồ uống, hàng Y tế, hóa mỹ phẩm…
– Dòng máy dò kim loại Square hiện nay đang là dòng máy dò sóng đôi duy nhất trên thế giới, dò và kiểm tra phát hiện ra các loại kim loại và phi kim.
– Khung dò bằng thép không gỉ, dễ dàng làm vệ sinh, bảo trì. Máy đạt các tiêu chuẩn IP66 giúp vận hành bền bỉ trong cả môi trường ẩm ướt và bụi bẩn.
4. Thiết bị in truy vết
– In truy vết là cụm từ tuy không mới nhưng chưa được nhiều doanh nghiệp hiểu đúng và coi trọng. Sản phẩm khi sản xuất ra có được lưu thông trên thị trường hoặc xuất khẩu ra nước ngoài hay không đều được kiểm soát bởi nhiều loại quy định, trong đó có luật yêu cầu cung cấp thông tin ngày sản xuất & hạn sử dụng trên sản phẩm như Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP.
– Việc cung cấp đầy đủ thông tin cho sản phẩm cần phải có các thiết bị in. Các thông tin có thể in lên bao bì sản phẩm thủy sản gồm: Ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng, số lô, lot, batch, mã vạch, mã QR, logo thương hiệu…
– Các bản tin in lên bao bì này ngoài tác dụng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, đồng thời cũng góp phần truy vết trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp xác định chính xác sản phẩm được sản xuất ở dây chuyền nào, thời điểm nào và ai là người vận hành tại thời điểm đó. Góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín thương hiệu khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra liên quan đến sản phẩm.
5. Thiết bị vào thùng carton, quấn màng co
– Sản phẩm sau khi được chế biến, đóng gói, in thông tin và kiểm tra đầy đủ sẽ được vào thùng carton, xếp pallet hoặc bọc màng co, quấn màng để việc vận chuyển được thuận tiện và an toàn hơn.